Cập nhật vào 25/05
Một thời gian dài, mẹ tôi thường chế biến món canh cà tím rất ngon và bổ dưỡng. Mẹ tôi nói cà tím có vô vàn tác dụng như ngừa ung thư, mỡ máu,… Cà tím là một thực phẩm vô cùng bình dân, phổ biến, chế biến được vô vàn món ăn ngon. Tuy nhiên, nhiều gia đình Việt chưa biết đến công dụng tuyệt vời của cà tím.
1. Cà tím – Vị thảo dược quý của Đông y
Theo Đông y, cà tím có tính cực hàn, công dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, chỉ huyết. Cà tím là loại quả màu tím, có dạng dài và tròn, được ưa chuộng bởi giàu vitamin và khoáng chất, ít calo. Cà tím có thể chế biến thành các món bung, luộc, xào, nấu trộn,…
Theo nhiều ý kiến của chuyên gia, cà tím là một dược liệu có công dụng phòng chống ung thư, chứa nhiều chất chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do.
Hàm lượng dinh dưỡng trong cà tím bao gồm các vitamin C, folate, vitamin K, vitamin B6, mangan, chất xơ, kali,… Cùng tìm hiểu về những công dụng tuyệt vời của quả cà tím.
2. Công dụng của cà tím
2.1. Ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư
Nói về nguyên nhân gây ung thư, cà tím chứa một chất mang tên solanine, đây là một loại chất có công dụng ức chế sự gia tăng của các tế bào ung thư trong cơ thể, đặc biệt là đường tiêu hóa. Do đó, cà tím có tác dụng giảm các bệnh ung thư dạ dày, ung thư trực tràng, đại tràng,….
Bên cạnh đó, chất xơ trong cà tím còn là một nguyên liệu tuyệt vời trong việc điều trị ung thư trực tràng. Đây là một dưỡng chất xốp, khi di chuyển trong đường tiêu hóa, nó có tác dụng hấp thụ các độc tố và hóa chất có hại, gây ra bệnh ung thư.
Ăn cả vỏ cà tím sẽ giúp phát huy tối đa công dụng ngăn ngừa ung thư bởi đây là phần chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa hơn cả.
2.2. Chữa táo bón đi ngoài ra máu
Một công dụng được đề cập trong phần vị thuốc Đông y của cà tím chính là thanh nhiệt, giải độc. Do đó cà tím được sử dụng nhiều để điều trị chứng táo bón – một chứng bệnh phổ biến trong cuộc sống. Cà tím giúp thanh nhiệt, hoạt huyết, tiêu viêm và giảm các triệu chứng đi ngoài bị đau do táo bón.
Người bị táo bón có thể hấp cà tím cách thủy, ăn liên tục vài ngày sẽ phát huy công dụng giải nhiệt, cải thiện đáng kể chứng táo bón.
>>Xem thêm: Cách trị táo bón hiệu quả https://thaythuocnam.com.vn/cach-tri-tao-bon
2.3. Cà tím giúp giảm cân, giảm cholesterol
Công dụng giảm cân trong cà tím đến từ hàm lượng chất xơ và ít calo trong một quả cà tím. Cà tím còn có vai trò với hệ thống tim mạch. Theo một nghiên cứu tại Pháp, cà tím có tác dụng làm giảm lượng cholesterol không có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, tác dụng này chỉ phát huy khi cà tím được nấu ở nhiệt độ không quá 200 độ C.
2.4. Duy trì huyết áp
Nhờ công dụng giảm cholesterol xấu, cà tím cũng giúp duy trì huyết áp ổn định, giảm lượng đường trong máu. Vỏ và thịt của cà tím chứa flavonoid có tác dụng duy trì huyết áp, giảm lo âu, căng thẳng.
2.5. Cà tím là thực phẩm dành cho người bị tiểu đường
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định vai trò của cà tím trong phòng ngừa và điều trị các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Có được tác dụng này là nhờ hàm lượng chất xơ lớn và carbohydrate hòa tan thấp trong cà tím.
2.6. Cà tím giúp nuôi dưỡng não và cải thiện tuần hoàn máu
Cà tím chứa nhiều chất phytonutrients có công dụng cải thiện tuần hoàn máu, tăng lưu lượng máu chảy tới não. Chất này đa số có trong vỏ cà tím. Do đó, để cà tím phát huy công dụng, hãy tận dụng cả phần vỏ bởi chúng có giá trị dinh dưỡng vô cùng lớn.
2.7. Cà tím tốt cho xương khớp
Trong cà tím chứa hàm lượng sắt và canxi lớn, tốt cho người bị bệnh xương khớp, thoái hóa, loãng xương. Bên cạnh đó, khoáng chất kali có trong cà tím còn giúp canxi được hấp thụ tốt hơn khi vào cơ thể.
Cà tím là một loại quả quý giá của thiên nhiên với nhiều công dụng bổ dưỡng cho sức khỏe. Các mẹ hãy thêm cà tím vào thực đơn ăn uống hằng tuần cho bữa cơm gia đình đầy đủ sức khỏe.