Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Sùi mào gà bên trong tử cung nguy hiểm không và điều trị thế nào?

0

Cập nhật vào 04/11

Sùi mào gà ở nữ giới có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, trong đó có tử cung. Vậy sùi mào gà bên trong tử cung có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?

Sùi mào gà có thể xuất hiện ở cơ quan sinh dục, bên trong tử cung

Sùi mào gà có thể xuất hiện ở cơ quan sinh dục, bên trong tử cung

1. Bệnh sùi mào gà ở nữ giới là gì?

Chắc hẳn bất kỳ ai cũng từng nghe đến sùi mào gà nhưng chưa thật sự hiểu bệnh sùi mào gà ở nữ giới là gì. Đây là bệnh có tác nhân do virus HPV gây ra, trong đó phổ biến nhất là chủng HPV-6 và HPV-11. 

Sau khoảng thời gian ủ bệnh, sùi mào gà bắt đầu gây ra các tổn thương ở vùng kín như:

  • Xuất hiện các mụn sùi nhỏ, mềm, có màu hồng nhạt hoặc trắng đục tại cơ quan sinh dục.
  • Ban đầu, các nốt sùi mọc đơn độc, kích thước nhỏ.
  • Càng để lâu, các nốt sùi càng mọc nhiều và dầy hơn, có hình dạng như mào gà hoặc súp lơ.
  • Bên trong nốt sùi có chứa dịch mủ, có mùi khó chịu.
  • Nốt sùi vỡ có thể gây chảy máu, loét và đau đớn cho người bệnh.

Ở nữ giới, các nốt sùi xuất hiện phổ biến nhất ở mép hoặc bên trong âm đạo, xung quanh hậu môn. Bệnh sẽ nghiêm trọng hơn nếu nốt sùi lan vào bên trong tử cung. Nếu chị em thấy vùng kín có các dấu hiệu bất thường hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc sùi mào gà, nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc sùi mào gà, nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám

2. Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà là bao lâu?

Sùi mào gà có thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở miệng cũng như các vị trí khác khá dài, từ 2 tuần – 9 tháng. Trong thời gian này, người bệnh chưa hề có biểu hiện rõ ràng nên bệnh rất dễ lây lan sang người khác. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thời gian của bệnh sùi mào gà là hệ miễn dịch của cơ thể, chủng virus HPV, chế độ sinh hoạt,…

Một số người có hệ miễn dịch tốt, có khả năng đào thải virus ra khỏi máu thì bệnh sẽ không có biểu hiện ra bên ngoài và virus tự biến mất sau vài năm.

Với người có hệ miễn dịch kém, virus có thể tấn công và gây bệnh sau 2 tuần xâm nhập vào cơ thể. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu sùi mào gà điển hình.

3. Sùi mào gà bên trong tử cung có nguy hiểm không?

Sùi mào gà là bệnh xã hội gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tâm lý người mắc. Nếu để lâu không điều trị, sùi mào gà có thể dẫn đến các biến chứng như:

3.1. Viêm nhiễm cổ tử cung, âm đạo

Khi các nốt sùi bị vỡ sẽ gây viêm loét, viêm nhiễm cổ tử cung và âm đạo. Nghiêm trọng hơn, nếu viêm nhiễm nặng có thể gây xuất huyết, gây bội nhiễm, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nữ giới.

Khi các nốt sùi bị vỡ sẽ gây viêm loét, viêm nhiễm cổ tử cung và âm đạo

Khi các nốt sùi bị vỡ sẽ gây viêm loét, viêm nhiễm cổ tử cung và âm đạo

3.2. Sẩy thai, sinh non với phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai mắc sui mao ga o co tu cung sẽ làm cho hệ miễn dịch suy giảm. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi gây nên tình trạng sẩy thai hoặc sinh non.

3.3. Ung thư cổ tử cung

Tình trạng viêm nhiễm kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung, đe dọa trực tiếp tới tính mạng nữ giới.

4. Điều trị sùi mào gà bên trong tử cung như thế nào?

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị sùi mào gà triệt để. Các phương pháp điều trị chủ yếu nhằm mục đích:

  • Loại bỏ nốt sùi, ngăn chặn virus lây lan và phát triển.
  • Làm lành tổn thương.
  • Nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường khả năng tự đào thải virus của cơ thể.

Hiện có 2 phương pháp điều trị sùi mào gà chính là:

4.1. Điều trị nội khoa

Phương pháp nội khoa được áp dụng cho những bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ, có tác dụng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của virus, ngăn ngừa virus lây lan, phát triển. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh cần được thăm khám cẩn thận, không tự ý mua thuốc và sử dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Phương pháp nội khoa được áp dụng cho những bệnh nhân sùi mào gà ở giai đoạn nhẹ

Phương pháp nội khoa được áp dụng cho những bệnh nhân sùi mào gà ở giai đoạn nhẹ

4.2. Điều trị ngoại khoa

Các phương pháp ngoại khoa thường áp dụng đối với các trường hợp phát hiện ra bệnh muộn, các nốt sùi to và rộng. Các phương pháp ngoại khoa được áp dụng trong chữa sùi mào gà ở cổ tử cung bao gồm: đốt laser, đốt điện, áp lạnh…

Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là vết sùi sau đốt có thể bị đau, sưng nhẹ và bệnh dễ tái phát nếu gặp điều kiện thích hợp.

Ngoài ra, đối với phụ nữ mắc sùi mào gà ở tử cung khi mang thai, cần được sự theo dõi sát sao và kiểm tra cẩn thận từ bác sĩ, các phương pháp điều trị cần được cân nhắc để không ảnh hưởng đến thai nhi.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.