Cập nhật vào 05/11
Sùi mào gà là bệnh xã hội lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ tình dục. Bệnh đặc trưng bởi các nốt sùi có hình mào gà hoặc súp lơ, bên trong có chứa dịch mủ mùi khó chịu. Vậy các nốt sùi mào gà hay mọc ở đâu và dấu hiệu nhận biết như thế nào?
Sùi mào gà là bệnh xã hội lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ tình dục
1. Sùi mào gà hay mọc ở đâu?
Sùi mào gà có các vị trí yêu thích riêng, trong đó, các bộ phận dưới đây thường xuất hiện nốt sùi phổ biến nhất.
1.1. Bộ phận sinh dục
Nam giới: cơ quan sinh dục và các vùng da xung quanh bao quy đầu, nếp gấp bẹn bị mọc các nốt sùi mềm, màu trắng đục hoặc hồng. Đến giai đoạn nặng hơn, các nốt sùi sẽ phát triển to lên, mọc thành từng đám, có trường hợp nốt sùi to bằng nắm tay và chảy dịch, có mùi rất khó chịu.
Nữ giới: bệnh phát triển khá thầm lặng do cơ quan sinh dục nữ phức tạp hơn ở nam. Thông thường, sau khoản 3 tuần sinh hoạt tình dục với người mắc sùi mào gà, vùng kín nữ giới sẽ xuất hiện các nốt sùi ở môi lớn, môi bé, âm đạo, tử cung và chưa gây ảnh hưởng đến sinh hoạt. Sau đó, các nốt sùi sẽ phát triển to lên, có thể vỡ gây đau và chảy máu.
Bệnh phát triển khá thầm lặng ở nữ giới do cơ quan sinh dục nữ phức tạp hơn ở nam
1.2. Miệng, lưỡi
Đây cũng là cơ quan xuất hiện nốt sùi phổ biến, nhất là ở những người thích quan hệ tình dục bằng miệng. Dấu hiệu bị sùi mào gà ở miệng là:
Giai đoạn đầu
Dấu hiệu bị sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn này rất mờ nhạt. Bệnh nhân thấy xuất hiện các nốt nhỏ li ti mọc nhỏ lẻ ở khoang miệng, lưỡi, trong má, môi. Giai đoạn này bệnh chưa ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của người mắc và rất dễ nhầm lẫn với nhiệt miệng hoặc các bệnh lý hô hấp khác.
Giai đoạn kế tiếp
Lúc này, trong miệng, lưỡi đã xuất hiện các mảng sần sùi có hình mào gà hoặc cây súp lơ nhưng vẫn còn nhỏ, có màu trắng đục hoặc hồng, mềm và chưa gây đau.
Giai đoạn nặng
Lúc này, các u nhú to dần lên, vỡ ra, gây loét và chảy máu. Người bệnh cảm thấy vùng lưỡi, miệng đau rát, gặp khó khăn trong ăn uống và nuốt nước bọt. Nếu không được điều trị, các nốt sùi sẽ mọc ngày càng dày, gây nguy cơ viêm nhiễm, khiến người bệnh khản tiếng, viêm họng, hơi thở có mùi hôi,…
1.3. Hậu môn
Các vùng xung quanh cơ quan sinh dục như hậu môn cũng là vị trí yêu thích của sùi mào gà. Ban đầu, bệnh chưa có biểu hiện rõ ràng. Sau đó, sẽ dần xuất hiện các mục thịt nhỏ, u nhú màu hồng quanh hậu môn. Nếu không được điều trị kịp thời, các nốt sần này sẽ mọc thành từng đám như mào gà hoặc súp lơ.
Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn khi đi đại tiện và thường thấy trong phân có lẫn máu. Nếu có các triệu chứng nghi ngờ, hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Các vùng xung quanh cơ quan sinh dục như hậu môn cũng là vị trí yêu thích của sùi mào gà
Ngoài ra, nốt sùi còn có thể xuất hiện ở một số vị trí khác nhưng ít gặp hơn là mắt, trán,…
2. Một số thắc mắc khác liên quan đến sùi mào gà
Khi mắc sùi mào gà, bệnh nhân thường rất hoang mang và có nhiều thắc mắc cần được giải đáp. Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp:
2.1. Sùi mào gà chữa khỏi được không?
Sùi mào gà chữa khỏi được không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là hệ miễn dịch của người bệnh có tự đào thải được virus ra khỏi cơ thể hay không.
Lý do là bởi hiện nay các phương pháp điều trị đều là điều trị triệu chứng, loại bỏ nốt sùi và ngăn ngừa virus lây lan, phát triển chứ không tiêu diệt được hoàn toàn virus. Virus vẫn tồn tại trong máu và có thể tái phát bệnh nếu gặp điều kiện thích hợp.
Vì thế, người bệnh nên giữ tinh thần lạc quan, có chế độ sinh hoạt ăn uống lành mạnh để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, từ đó ngăn ngừa, ức chế và tự đào thải virus khỏi máu.
2.2. Sùi mào gà quan hệ có đau không?
Bệnh sùi mào gà có thời gian ủ bệnh khá dài, từ 2 tuần đến 8 tháng, trung bình là 2 – 3 tháng. Sùi mào gà quan hệ có đau không còn tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh.
Khi bệnh đã tiến triển nặng, các nốt sùi to, mọc kết thành đám, bên trong có chứa dịch mủ thì khi quan hệ tình dục có thể gây đau rát khó chịu
Trong thời gian ủ bệnh hoặc bệnh ở giai đoạn đầu thì cơ thể chưa có dấu hiệu điển hình. Các nốt sùi còn nhỏ, mọc đơn độc, chưa gây ngứa ngáy đau đớn nên thường không ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Người mắc bệnh vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường mà không đau đớn.
Tuy nhiên, khi bệnh đã tiến triển nặng, các nốt sùi to, mọc kết thành đám, bên trong có chứa dịch mủ thì khi quan hệ tình dục có thể gây đau rát khó chịu, thậm chí có thể làm tổn thương bị chảy máu.
2.3. Sùi mào gà cần lưu ý điều gì?
Dưới đây là một số lời khuyên cho bệnh nhân sùi mào gà để bệnh nhanh khỏi hơn:
- Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian mắc và điều trị bệnh.
- Vệ sinh vùng kín, cơ thể sạch sẽ bằng xà phòng.
- Mặc quần áo thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt.
- Có chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ.
- Có chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
- Có chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
- Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng, stress.
- Không đưa tay lên các vùng khác trên cơ thể khi chưa rửa tay sạch sẽ để tránh virus lây lan.
Tốt nhất, khi có dấu hiệu nghi ngờ, hãy đến các cơ sở y tế để được tư vấn về các vấn đề như sùi mào gà hay mọc ở đâu, điều trị như thế nào.