Cập nhật vào 05/11
Sùi mào gà còn được gọi là bệnh mồng gà hoặc mụn cóc sinh dục. Đặc trưng của bệnh là mụn cóc, u nhú xuất hiện ở vùng kín của cả nam và nữ. Vậy sùi mào gà xuất hiện khi nào? Phương pháp điều trị bệnh?
Sùi mào gà còn được gọi là bệnh mồng gà hoặc mụn cóc sinh dục
1. Sùi mào gà xuất hiện khi nào?
Sùi mào gà có thời gian ủ bệnh khá dài, từ 2 – 9 tháng, trung bình là 3 tháng. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chủng HPV, sức đề kháng của người bệnh. Rất khó để xác định người bệnh nhiễm virus khi nào.
Trong thời gian ủ bệnh, người bệnh chưa có triệu chứng điển hình. Do đó, đây là giai đoạn virus dễ dàng lây lan nhất. Khi gặp điều kiện thích hợp, virus sùi mào gà sẽ tấn công cơ thể và các nốt sùi xuất hiện với đặc điểm như sau:
Giai đoạn đầu
Các nốt sùi có màu hồng nhạt, tính chất mềm, xuất hiện ít và đơn độc ở bộ phận sinh dục và các vùng da xung quan như nếp gấp bẹn,… Do còn nhỏ và mật độ ít nên các nốt sần này chưa gây đau đớn và khó chịu cho người mắc. Vì thế, người bệnh thường không phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu.
Giai đoạn sau
Lúc này, các nốt sùi đã xuất hiện dày đặc và kích thước lớn hơn. Nốt sùi tập trung thành mảng với đường kính khoảng vài centimet, có hình dạng giống mào gà hoặc cây súp lơ. Bên trong nốt sùi là các dịch mủ, nếu cọt sát mạnh, nốt sùi sẽ bị vỡ và gây đau rát, chảy máu.
Giai đoạn đầu, các nốt sùi có màu hồng nhạt, tính chất mềm, xuất hiện ít và đơn độc
2. Cách chữa sùi mào gà ở dương vật
Vùng kín của nam, trong đó có dương vật là vị trí yêu thích nhất của virus sùi mào gà. Tùy thuộc vào mức độ bệnh cũng như thể trạng của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Trong đó, cách chữa bệnh sùi mào gà ở dương vật phổ biến là:
- Phẫu thuật bằng cắt lạnh hoặc cryo.
- Tiêm thuốc interferon.
- Đốt điện.
- Điều trị bằng tia laser.
- Bôi thuốc.
Tuy nhiên, HPV tồn tại âm thầm trong máu một thời gian dài gây tái phát nếu gặp điều kiện thích hợp. Do đó, sau điều trị, người bệnh cần thay đổi lối sống và nâng cao sức để kháng cho cơ thể để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Vùng kín của nam, trong đó có dương vật là vị trí yêu thích nhất của virus sùi mào gà
3. Tại sao sùi mào gà tái phát?
Sau điều trị sùi mào gà, có một số bệnh nhân vẫn bị tái phát dẫn đến tâm lý hoang mang, lo lắng. Vậy tại sao sùi mào gà tái phát?
Nguyên nhân sùi mào gà tái phát là do hiện nay các phương pháp điều trị đều là điều trị triệu chứng, loại bỏ nốt sùi chứ không thể tiêu diệt được tận gốc virus. Virus vẫn tồn tại trong máu và gây bệnh nếu gặp điều kiện thích hợp như hệ miễn dịch suy yếu, quan hệ tình dục không lành mạnh,… Một số đối tượng có nguy cơ tái phát sùi mào gà cao là:
- Người có hệ miễn dịch suy giảm do mắc những bệnh lý như ung thư, khối u, người bị đái tháo đường, người nhiễm virus HIV, phụ nữ có thai.
- Bệnh nhân tự động bỏ điều trị hoặc tự đổi phương pháp điều trị.
- Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ tình dục với gái mại dâm, nhiều bạn tình hoặc bạn tình bị sùi mào gà.
- Người mắc những bệnh lý viêm nhiễm như viêm âm đạo, viêm bao quy đầu, viêm cổ tử cung hay những tổn thương quanh hậu môn đã tạo điều kiện cho virus HPV hoạt động.
Sử dụng chất kích thích làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể, tạo điều kiện cho virus HPV phát triển
- Bệnh nhân có tâm lý bất ổn, lo lắng, mặc cảm khi mắc bệnh.
- Sử dụng chất kích thích làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể, tạo điều kiện cho virus phát triển.
Do đó, để ngăn ngừa sùi mào gà tái phát, bệnh nhân cần điều trị đúng phác đồ của bác sĩ, tái khám thường xuyên và có chế độ sinh hoạt lành mạnh.